Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpChân ngôn thần chú, vài điều xưa nay không bao giờ tiết lộ! Facebook_64x64

 

 Chân ngôn thần chú, vài điều xưa nay không bao giờ tiết lộ!

Go down 
Tác giảThông điệp
Đặng Bảo
Admin
Đặng Bảo


Tổng số bài gửi : 214
Join date : 03/03/2012
Age : 28
Đến từ : TPHCM

Chân ngôn thần chú, vài điều xưa nay không bao giờ tiết lộ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Chân ngôn thần chú, vài điều xưa nay không bao giờ tiết lộ!   Chân ngôn thần chú, vài điều xưa nay không bao giờ tiết lộ! I_icon_minitimeWed Mar 07, 2012 2:04 pm

Ai cũng đọc sách tìm hiểu thì đều có tư duy về chân ngôn, như thể hiện phật tính, liên quan đến vũ trụ vv ..... Nhưng ít ai có thể đi sâu được vào nó, thấu hiểu thế nào gọi là chân ngôn và có khả năng trải nghiệm thật sự! Điều này vốn thường do duyên, do ngộ tính và do hoàn cảnh và các đạo hữu. Hiểu được nghĩa chân ngôn và hiểu được các qui tắc của trời đất của đạo thì có thể sáng tạo chân ngôn. Ví dụ: ngũ khí bổ nguyên, đọc cái này sẽ có ngũ hành khí hợp lại thành một bổ nguyên khí. Nhất là một khi nghiệp ít âm khí mờ đi thì một câu nói bình thường cũng có tác dụng với cơ thể. Nói cách khác chân ngôn chính là ngôn ngữ biểu diễn các pháp tắc, thể hiện về sự vận hành hay bản chất một vấn đề nào đó, tùy vào trí tuệ mà có thể thấu hiểu khác nhau.

Các đặc điểm cơ bản về sự tiếp nhận chân ngôn:

- Chân ngôn đối với sự cảm nhận có thể đem lại sự vận chuyển khí của cơ thể, từ đó đem lại các lợi ích nhưng thực chất đối tượng tác động đầu tiên nằm bên dưới.
- Đối tượng tiếp nhận chân ngôn: Là cái gọi phật tính hay nguyên thần chân như. Khi đọc một câu nào đó mà không cần hiểu ý nghĩa, "cái đó" sẽ tự tiếp nhận và cảm ngộ thông tin. Chân ngôn đôi khi chỉ cần đọc lên vài lần, sau đó người nhập thiền và cảm ngộ về những chữ đó. Nhưng ít ai có thể vào định sâu mà nhập vào các trạng thái đó. Một khi nguyên thần tiếp nhận nó thì sẽ ảnh hưởng ngược lại đến sắc thân. Do đó cũng còn gọi là tu tính.
- Tùy vào ngộ tính và cơ thể mà mức độ tiếp nhận sẽ khác nhau. Cũng giống như nhãn thần thông, tùy vào mức độ của người đó mà có thể thấu hiểu một góc hay toàn bộ vấn đề. Tuy nhiên 99.9999% chỉ tiếp nhận được một phần nhỏ. Do đó khó có thể 1 kiếp mà có thể hòa nhập bản chất chân ngôn mà có thể vượt lên.

Tác dụng chân ngôn nhiều, nhưng tác hại chân ngôn thì nhiều gấp vạn lần do người học không hiểu nó và người truyền không hiểu học trò.

Thông thương để tụng chân ngôn thì thường có thầy quán đỉnh. Tuy nhiên hiện ngay có 1 thực tế bất ổn đó là sự truyền bừa. Một người thầy khi truyền đạo cho học trò phải biết được "mức" của học trò hiện nay, trong kiếp này có thể đến đâu, nghiệp và đức của người này ra sao mà tương ứng truyền công phu. Tuy nhiên với sự truyền bừa bãi hiện nay dẫn đến một thực tế là người tu hành sau một thời gian lợi thì ít mà hại thì nhiều, thân mang phụ thể, ma khí che mờ thần thức. Tin theo một cách mù quáng mà tiền mất tật mang, cứ tưởng có bảo bối mà không biết họa cũng đang đi kèm.

Nguyên nhân chuyện này bởi khi đọc chân ngôn, ta sẽ cảm nhận nó:
-Nếu nghiệp nặng mà đi ko từ từ mà đi tắt thì sẽ làm nghiệp tụ lại, tùy mức độ tụ nghiệp mà sẽ có các phản ứng khác nhau. Đối với người đức lớn thì dù đi tắt siêu việt cũng có thể qua được, còn đối với người nghiệp nặng mà đi chỉ quá 1 bước cũng có thể đem tới hậu quả khó tiếp nhận. Có thể nói đây là hiện tượng tràn bộ nhớ, ko thể tiếp nhận nổi thông tin quá lớn mà dẫn đến quá tải.

- Nguyên nhân khác đó là không hiểu rõ về ngôn ngữ, lại kéo theo các thế lực vô hình. Một khi kéo đến các thế lực vô hình thì tự nhiên "ta" ít là "ta" nữa rồi, ko kiểm soát được vấn đề thì rất dễ trở thành món đồ chơi.

Giả dụ bây giờ nếu truyền cho người tu hành thiên hạ chân ngôn đi thẳng bản chất về đạo thì nội trong vài ngày nghiệp tụ nặng đến nỗi có thể xuất hiện một kẻ mà thiên ma cũng ko đáng để so sánh, trên đời này người có thể vượt qua chỉ sợ không có mấy ai. Người có đủ ngũ nhãn lục thông gặp kẻ đó cũng chưa chắc đủ có thể vượt qua, tất nhiên người đức lớn đọc chân ngôn chả cần quán đỉnh gì cũng thoải mái. Tu hành trong thiên hạ trọng nhất là đức, có điều giờ tu hành càng tu càng tổn, đức ko tích mà lại tán.

Tu hành cơ bản là tích đức, đức này là đức trong đạo đức, cũng có người còn gọi là công đức. Đức của người đời cũng như tài sản vật chất, phần đông trong kiếp sống này đi kiếm tiền chắt bóp thì cuối đời cũng dư giả 1 chút. Có người ăn dè sẻn mà vẫn nghèo, nhưng có kẻ tiêu nhiều mà vẫn giàu vì đức tích được lớn. Nên nhớ rằng nếu đã là tu hành phổ thông thì khó mà hy vọng tích được nhiều, vậy thì mượn câu này của nho gia mà hành: ngô nhật tam tỉnh ngô thân. Một ngày tự soi xét mình 3 lần cẩn thận, xem thử mình có nói điều gì sai, có làm gì ko đúng, hành động nào không phù hợp với nhân tình thế thái.

Vô Biên Ngạn
Về Đầu Trang Go down
https://phatphapvn.forumvi.com
 
Chân ngôn thần chú, vài điều xưa nay không bao giờ tiết lộ!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BẠCH Y THẦN CHÚ và NHỮNG ĐIỀU LINH ỨNG
» 2 món chay ngon cho ngày đầu tháng
» GS Trịnh Xuân Thuận: Phật giáo giúp khoa học đến gần hơn với chân lý
» Chuột khổng lồ
» Bà Lão Niệm Phật Chết 10 Hôm Vẫn Không Hôi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: PHÁP MÔN :: MẬT TÔNG-
Chuyển đến